Đừng chủ quan, xem thường khi thấy trẻ nói ngọng

Thứ hai - 21/09/2015 08:01
Đừng chủ quan, xem thường khi thấy trẻ nói ngọng, nếu không sửa nhanh, sau này bé sẽ chịu nhiều thiệt thòi mà cha mẹ không biết trước được.
Nói ngọng chính là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ không hoàn thiện thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không sửa nhanh những tật này trẻ sẽ gặp nhiều thiệt thòi khi đến tuổi đi học.


Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi, trò chuyện với con để tăng cường khả năng ngôn ngữ cho bé.

Lắng nghe con nói ngọng
Khi nghe bé Nam nói; "ẹ ơi, on mốn ốn sứa" - chị Nhung ( Cầu Giấy, Hà Nội) lại phải lắng tai nghe xem con đang nói cái gì. Lúc đầu bé mới biết nói, giọng líu lo thấy dễ thương cả nhà đều cổ vũ và bắt chước theo. Nên bây giờ bé đã hơn 3 tuổi mà vẫn không nói được tròn âm, rõ nghĩa. Bố mẹ nghe quen thì hiểu được, cuối tuần cho đến nhà ông bà ngoại thì lúc nào chị cũng phải đi theo để "phiên dịch". Muốn luyện ngọng cho con cũng không biết bắt đầu từ đâu, nên chị tự nhủ "chắc đến lúc con đi học sẽ hết nói ngọng".

Chị Thu mẹ bé Bách - 5 tuổi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Bé Tít nhà mình cũng ngọng lắm, bé thường gọi "quả cam" thành "quả cham", "con khỉ" thành "con ỉ", "màu hồng" thành "màu ồng", thỉnh thoảng còn nhầm lẫn giữa "n" với "l". Chị cũng muốn luyện cho con hết ngọng nhưng thấy mọi người bảo "lớn lên con sẽ hết ngọng" nên chị cũng kệ, nghe con nói ngọng mãi cũng quen.

Nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng
Thực tế, chuyện bé nói ngọng đang được các mẹ chia sẻ khá nhiều trên các trang mạng xã hội và cũng còn khá xem thường tật này của con. Vậy, thực chất nguyên nhân nào khiến bé nói ngọng?

Chúng ta đều biết, ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Khi "trung tâm nghe - nói" gặp phải những trục trặc sau sẽ khiến bé nói ngọng:

- Cha mẹ hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với bé phát âm không chuẩn: Khi họ phát âm không chuẩn, nhất là âm "l" và "n" khiến bé nhầm lẫn về âm sắc. Vì vậy, cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.


- Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.

- Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.

- Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được), khớp cắn ngược, răng mọc lệch lạc có nhiều khe hở. Ngoài ra, một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.

Rèn cho con hết chứng nói ngọng


Thay đổi thói quen của trẻ
Luôn nhắc nhở trẻ không được mút tay hoặc cho tay vào mồm, vì mút tay cũng khiến trẻ nói ngọng. Đặt mục tiêu và tìm cách thay đổi thói quen của trẻ, theo dõi thời gian nào trẻ hay mút tay nhất như khi xem TV hoặc ngồi sau xe, bày các trò chơi gì thú vị cho trẻ hoặc chơi trò đố vui để trẻ quên việc mút tay đi.


Ngoài ra, chuyển cho bé sang uống bằng cốc không có phần mút được thiết kế nhô lên càng sớm càng tốt. Khi trẻ mút sữa hoặc nước từ các loại cốc này, cơ miệng của trẻ sẽ không phát triển bình thường, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển phát âm của trẻ. Dùng ống hút là cách luyện tập tốt làm cơ miệng phát triển vì trẻ sẽ phải hoạt động phần môi thay vì dùng lực mút của răng.


Quan tâm tới vấn đề bệnh lý ở trẻ
Khi trẻ bị các vấn đề như dị ứng, cảm lạnh hoặc viêm xoang mẹ nên có biện pháp điều trị để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng. Kiểu thở với miệng mở rộng sẽ làm mặt lưỡi bằng và thè ra, như vậy trẻ sẽ phát âm sai nhiều từ. Bên cạnh đó, tắc mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ thấy khó phát âm và phát âm sai.

Nếu thấy trẻ có vấn đề về răng như răng cắn ngược, răng lung lay, răng bị vỡ hoặc gãy nên đến gặp bác sĩ nha khoa. Một hàm răng đều đặn, không sứt mẻ, không gãy sẽ ngăn lưỡi không bị đùn ra ngoài qua chỗ trống trên răng. Sứt răng, gãy răng cũng chính là lý do làm cản trở sự phát triển khả năng nói của trẻ và sẽ rất khó để trẻ nói chuẩn sau khi trẻ mọc răng vĩnh viễn ở tuổi lên 7.

Thường xuyên luyện tập cơ miệng
Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói "A, O, U, I". Lặp lại từ 5 đến 7 lần.

Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ "C", những loại quả nào bắt đầu bằng chữ "N"... hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng.


Sử dụng các âm bổ trợ
Thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ "t", trong tập âm "r" sử dụng âm bổ trợ "đ"... Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.


Thường xuyên trò chuyện và hát cùng con
Dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Ngay từ bé, nếu bạn thực hiện điều này thật chuẩn, thường xuyên, bé sẽ có cả một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Với những từ nào bé bị ngọng, bạn hát, kể đi kể lại phần đó để bé ghi nhớ và làm theo.

Bạn có thể chọn những bài hát hoặc câu chuyện đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau.

Và thời gian cho bé luyện chỉ nên từ 10-20 phút để bé tiếp thu được và đỡ cảm thấy chán.


Khuyến khích bé giao tiếp
Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài hơn là co cụm bé trong không gian ở nhà. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.

Tuy nhiện, cha mẹ cần hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng để bé không bị ảnh hưởng.

Không nhại con 
Bạn tuyệt đối không nên nhại lại giọng nói ngọng của bé, hay tỏ ra thích thú khi bé nói ngọng. Vì điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm. Làm như vậy, bé sẽ càng cố nói ngọng vì bé cho rằng làm thế sẽ khiến bạn vui.

Giám sát bằng tai nghe
Thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.

Cho bé nói trước gương
Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như "Con muốn ăn cơm", "Con thích uống sữa"... và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương


Chú ý đến lô gíc trong ngôn ngữ
Lô gíc trong diễn đạt ngôn ngữ của bé bắt đầu từ lô gíc trong tư duy. Bạn hãy tập cách nói với bé một cách có lô gíc, ví dụ như, giải thích cho bé tại sao phải đánh răng trước khi đi ngủ, đừng nói đơn giản: "Đi đánh răng thôi con", hãy nói: "Đáng răng trước khi đi ngủ để con sâu không làm hỏng răng, nếu không đánh răng, sâu sẽ làm tổ trong miệng và ăn hết răng". Nên nói nhiều từ để làm giàu ngôn ngữ cho bé, bé càng lớn càng nên cho bé nói câu dài và yêu cầu bé diễn đạt đủ ý.

Hầu hết trẻ em trong độ tuổi tập nói đều bị nói ngọng, tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi xem trẻ nói ngọng âm tiết hay nói ngọng từ vựng để tìm cách luyện cho con hết ngọng. Khi thấy bé nói ngọng đừng xem thường, chủ quan mà để bé chịu nhiều thiệt thòi về sau đặc biệt trong giao tiếp./.

 

Nguồn tin: Đẹp và Khoẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

(Tuần 1 + 3)
Sáng

  • Sữa bột Nutifood

Trưa

  • Cơm trắng
  • Canh bầu nấu thịt gà ta
  • Thịt lợn nạc vai sốt cà chua
  • Tráng miệng: Đu đủ chín

Chiều

   14h30'

  • Cháo cá quả, gạo nếp, đậu xanh, cà rốt (bí đỏ)

 15h30'

  • Sữa bột Nutifood

(Tuần 2 + 4)

Sáng

  • Sữa bột Nutifood

Trưa

  • Cơm trắng
  • Canh bí nấu xương thịt vịt
  • Thịt vịt rang gừng
  • Tráng miệng: Đu đủ

Chiều

   14h30'

  • Cháo tôm nõn tươi, gạo nếp, đậu xanh, cá rốt

   15h30'

  • Sữa bột Nutifood

 

  • Img 8418
    Img 8418
  • Img 8416
    Img 8416
  • Img 8415
    Img 8415
  • Img 8414
    Img 8414
  • Img 8412
    Img 8412

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • MẦM NON HOA SEN
    0243.542887

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập37
  • Hôm nay4,948
  • Tháng hiện tại113,589
  • Tổng lượt truy cập16,056,947
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây